Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.
Giải thích
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít rơi. Trái mít bị trái đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút trái đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng trái đất nên trái đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi .
Ta có công thức:
Với:
F : Lực hấp dẫn (N)
K : Hằng số hấp dẫn = 6,67×10-11
d : Khoảng cách (mét)
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái đất
Khoảng cách Đất-Trời : d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km
Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2)
Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn trái đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.