Chi tiết tin

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục dân tộc

Phần I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020 - 2021 I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng - Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng việc tổ chức cho giáo viên đăng kí các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu trong năm học cụ thể cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên; chỉ đạo cho bộ phận HĐNGLL, Liên Đội tổ chức cuộc thi: Chúng em kể chuyện Bác Hồ, đại hội cháu ngoan Bác Hồ, tổ chức rèn luyện đội viên ...


Quý thầy cô bấm vào đây để tải về:
tra_cang_bao_cao_tong_ket_gd_dan_toc.doc



PHÒNG GDĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:     /BC-THCSTC

Trà Cang, ngày 20  tháng 5 năm 2021

BÁO CÁO

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ  

năm học 2020-2021 đối với giáo dục dân tộc

Phần I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

NĂM HỌC 2020 - 2021

          I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng  

- Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh” bằng việc tổ chức cho giáo viên đăng kí các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu trong năm học cụ thể cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên; chỉ đạo cho bộ phận HĐNGLL, Liên Đội tổ chức cuộc thi: Chúng em kể chuyện Bác Hồ, đại hội cháu ngoan Bác Hồ, tổ chức rèn luyện đội viên ...

- Công tác giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều được tham gia học Nghị quyết Đảng bộ và viết thu hoạch đảm bảo.

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành. 

Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc” trong các cơ sở giáo dục như trồng và chăm sóc cây xanh, vườn thuốc nam, vườn rau chi đội; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, văn minh và tiến bộ; không có các tệ nạn xã hội, không có bạo lực học đường.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống được tổ chức dưới nhiều hình thức như tuyên truyền trong giờ chào cờ, lồng ghép trong từng môn học, sinh hoạt ngoại khóa.  Nhà trường còn chỉ đạo cho bộ phận HĐNGLL, Liên Đội tổ chức cho học sinh thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ Nam Trà My và khu căn cứ Nước Là..... Qua các hoạt động này nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

II. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

1.  Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học vùng dân tộc dân tộc thiểu số, miền núi

- Việc thành lập các trường PTDTBT theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT ban hành theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 và Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT.

Đầu năm học nhà trường tổ chức thống kê những học sinh học tập yếu ở các khối lớp, phân công, vận động giáo viên tổ chức phụ đạo cho các em. Đến cuối năm học đã khắc phục cơ bản tình trạng học sinh không biết đọc, viết và tính toán chậm. Về học lực: Giỏi 5,83%, Khá 32,21%, tỉ lệ học sinh yếu: 3,07%., không có học sinh xếp loại kém. Xếp loại hạnh kiểm loại Tốt: 95,71%  không có học sinh xếp loại từ trung bình trở xuống.

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của bộ phận học sinh nội trú như phong trào “ Tiếng trống học đêm”, phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”…

2. Phát triển quy mô, mạng lưới và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong trường chuyên biệt

- Công tác phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp;

Số lượng học sinh tăng lên so với các năm học trước. Năm học 2019-2020 số lượng học sinh toàn trường có 9 lớp với tổng số học sinh duy trì cuối năm là 309 e. Năm học 2020-2021, số lượng học sinh duy trì đến cuối năm là 326 em/ 9 lớp.

- Công tác tuyển sinh;

Nhà trường phối hợp với trường tiểu học tiến hành giám sát chặt chẽ việc tổ chức thi cuối học kì II của học sinh lớp 5. Công tác tuyển sinh được thực hiện đảm bảo 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6.

- Công tác nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhà trường đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng daỵ và học như: tăng cường các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy, dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thao giảng thường xuyên. Chú trọng mạnh việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3. Bảo đảm chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số

3.1. Dạy tiếng Việt:

Thực hiện dạy tiếng Việt trong chương trình bộ môn Ngữ văn và các môn học khác.

3.2. Dạy tiếng dân tộc:

 Do dân tộc Xê đăng chưa có chữ viết nên việc học tiếng dân tộc chủ yếu dành  cho cán bộ nhân viên, giáo viên trong nhà trường thông qua ngôn ngữ nói là chủ yếu.

4. Công tác duy trì sĩ số: Duy trì sĩ số học sinh đạt 100%. Không có học sinh bỏ học giữa chừng

III. Tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí

1.    Tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc

- Tổ chức công tác quản lí giáo dục dân tộc ở các cơ sở giáo dục; nhất là việc tổ chức triển khai Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010.

-Triển khai đầy đủ, đảm bảo các nhiệm vụ giáo dục dân tộc ở địa phương.

- Thường xuyên thanh kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

- Vận động tất cả các CBGV đều xây dựng sáng kiến trong quản lí và giảng dạy.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ chuyên trách trong các trường PTDTBT về nghiệp vụ quản lý nội trú, đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc, văn hóa dân tộc, giáo dục môi trường, kỹ năng sống cho học sinh, tập huấn công tác bán trú cho tất cả cán bộ, giáo viên – nhân viên trong toàn trường.

- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thao giảng về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số; không chạy theo thành tích, nhìn nhận thực trạng, những khó khăn của học sinh và có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhà trường.

- Vận động CB, GV tham gia học nâng chuẩn. Hiện nay, nhà trường có 02/2 giáo viên chưa đạt chuẩn đang theo học lớp nâng chuẩn. Hiện có 22 cán bộ, giáo viên trên chuẩn.

IV. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc

1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Học sinh hiện tại được thụ hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước: Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ, Nghị định 86 của Chính phủ, ngoài ra một số em không thuộc bán trú được hưởng theo Quyết định chế độ 3978 của UBND tỉnh quảng Nam, Nghị định 42 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách đối với người khuyết tật.

2. Thực hiện Nghị định 76 và 54 của chính phủ: Hiện hầu hết cán bộ, giáo viên đang hưởng Nghị định 76 phụ cấp lâu năm và phụ cấp thu hút, 15 cán bộ giáo viên hưởng nghị định 54 của chính phủ và được chi trả đầy đủ trong năm học 2020-2021.

          V. Đánh giá chung

          1. Những ưu điểm

Nhìn chung, trong năm học 2020-2021 công tác giáo dục dân tộc tại đơn vị đạt được nhiều kết quả cao như sau:

- Tổ chức vận động và tuyển sinh 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào học lớp 6.

- Tổ chức ăn ở cho 256 học sinh bán trú đảm bảo theo quy định.

- Chất lượng học tập dần được nâng lên, tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng  không còn nữa.

2.    Những tồn tại và nguyên nhân

- Tồn tại: Chất lượng học tập của một số học sinh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số học sinh dân tộc thiểu số còn vắng một số buổi học, nhất là việc học trái buổi. Chế độ chính sách cho các em đồng bào còn chậm trễ. Đặc biệt là học sinh bán trú theo nghị định 86 (tiền mua dụng cụ học tập cho học sinh như sách , vở, bút...).

- Nguyên nhân:

Một số học sinh chưa xác định được động cơ của việc học cộng với sự thiếu quan tâm của phụ huynh là những yếu tố hàng đầu dẫn đến việc học sinh thường xuyên vắng học.

Do bất đồng ngôn ngữ nên việc truyền tải của giáo viên và việc tiếp thu của học sinh còn nhiều hạn chế.

Một số học sinh còn ít học bài cũ nên kết quả học tập của học sinh cuối kì chưa cao.

Một số giáo viên chưa tâm huyết với nghề, chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy dẫn đến chất lương bộ môn chưa cao nhất.

3. Bài học kinh nghiệm

- Phải ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ về giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quan tâm đến phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về chính sách giáo dục dân tộc đối với sự phát triển chung của toàn xã hội.

- Phải tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh biết được tầm quan trọng của việc học.

- Tăng cường giảng dạy tiếng phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số.

 VI. Những đề xuất, kiến nghị :

- Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách liên quan đến học sinh.

- Tổ chức những buổi giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số.

- Có những thay đổi về nội dung chương trình giáo dục phù hợp hơn với học sinh dân tộc thiểu số.

Phần II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH  CỦA NĂM HỌC 2021-2022

I.               Các nhiệm vụ trọng tâm:

Tiếp tục hực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “trường học hạnh phúc”.

2. Tăng cường công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh ra lớp. Tiếp tục thực hiện kế hoạch điều chỉnh do Bộ GD&ĐT ban hành cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT kèm theo Thông tư 58. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, lấy chất lượng học sinh làm tiêu chí hàng đầu, tổ chức nhiều hội thi cấp trường, tham gia đầy đủ hội thi do cấp trên tổ chức.

3. Tăng cường công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; đẩy mạnh việc phụ đạo cho học sinh yếu kém.

4. Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

5. Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn và tổ chức tốt các hoạt động  NGLL theo quy định; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đảm bảo các yêu cầu về giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, giáo dục hướng nghiệp , giáo dục về an toàn giao thông...

6. Đẩy mạnh tổ chức các chuyên đề dạy học, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

7. Thực hiện tốt các cuộc thi do Phòng GD&ĐT tổ chức.

8. Đẩy mạnh phong trào xây dựng : “Trường học hạnh phúc”.

9. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trong quản lí.

10. Cấp phát, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của giáo viên và học sinh.

11. Cử giáo viên tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo và hiệu quả.

II.             Các biện pháp, giải pháp chính:

1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, tăng cường chiều sâu về chất lượng. Kiểm tra chặt chẽ việc bồi dưỡng của giáo viên đồng thời có sự quan tâm đối với giáo viên để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả.

2. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và gia đình học sinh để vận động học sinh ra lớp đạt hiệu quả.

3. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường trong năm học 2021-2022, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sinh hoạt chuyên môn. Tăng cường giúp đỡ  giáo viên thính giảng, giáo viên mới hợp đồng của trường. Xây dựng và tiếp tục việc áp dụng Sáng kiến trong tập thể giáo viên.

4. Quán triệt các tổ chuyên môn thực hiện đảm bảo việc sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu bài học, thao giảng.

5. Tham gia tốt các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn do phòng giáo dục đã phân công để trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

6. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường thu hút đông đảo học sinh tham gia.

7. Khai thác tốt cổng thông tin của Phòng GD&ĐT, khai thác website của trường để trao đổi thông tin nội bộ trong nhà trường một cách có hiệu quả.

8. Thưc hiện tốt việc tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

III. Số học sinh bán trú dự kiến năm học 2021-2022: 307 em.

Trên đây là báo cáo tổng kết nhiệm vụ giáo dục dân tộc học năm học 2020-2021 của trường PTDTBTTHCS Trà Cang.

 Nơi nhận:                                                          HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT (để báo cáo);

- Hội đồng sư phạm trường;

 - Lưu :VT.

Tác giả: Nguyễn Minh Luận

Nguồn tin: THCS Trà Cang

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG
Địa chỉ: Thôn 5 xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại :