PHÒNG GD ĐT NAM TRÀ MY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-THCSTC Trà Cang, ngày 27 tháng 09 năm 2021
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường PTDTBT THCS Trà Cang
giai đoạn 2021 – 2025
Xây dựng chiến lược phát triển trường PTDTBT THCS Trà Cang giai đoạn 2021 – 2025 là nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho quyết sách của nhà trường trong tương lai.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 - Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
2. Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
3. Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.
4. Luật cán bộ công chức 22/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
5. Luật viên chức 58/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
6. Luật số 52/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.
7. Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
8. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/0/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
9. Quyết định số 216/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về quyết định Ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
10. Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 08 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông Dân tộc Bán trú.
11. Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
12. Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.
13. Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”.
14. Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 25/4/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
15. Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 24/7/2014 của Hội đồng Nhân dân huyện Nam Trà My về Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.
PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Môi trường bên trong
1. Quy mô trường, lớp học
- Trường PTDTBT THCS Trà Cang hiện là trường đạt kiểm định chất lượng Cấp độ 2 và trường chuẩn quốc gia Mức độ 1, năm học 2020 – 2021 nhà trường có 9 lớp với 346 học sinh. Nhà trường đã có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học.
2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2021-2022
- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 28/15 Nữ
Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 02/0 nữ
- Tổng phụ trách đội: 01/0 nữ
- Tổng số giáo viên: 19/10 nữ
- Giáo viên trong biên chế 14/06 nữ, Dân tộc: 02 /1 nữ
+ Tỉ lệ giáo viên đứng lớp: 2,11
- Đạt chuẩn giáo viên : 15/19, tỉ lệ: 79 %
- Nhân viên 6/ 5 nữ
- Chi bộ Đảng: 9/2 nữ
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường ổn định, đạt trình độ đào tạo chuẩn 79%. Các đồng chí chưa đạt chuẩn đang theo học để hoàn thiện chuẩn, Giáo viên năng nổ nhiệt tình, yêu thương học sinh, am hiểu văn hóa địa phương; nhân viên thạo việc, có trách nhiệm.
3. Chất lượng giáo dục toàn diện
- Nhà trường thực hiện giảng dạy theo chương trình khung do Bộ GD & ĐT ban hành, đặc biệt dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; giảm tải chương trình phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và đối tượng học sinh dân tộc.
- Nhà trường quản lí tốt nền nếp dạy và học; giáo viên xác định được tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực, nhiệt huyết với ngành nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong quản lí xây dựng trường lớp và giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Nhà trường đã quan tâm triển khai phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như “Bàn tay nặn bột", "sơ đồ tư duy", hoạt động nhóm …vv với phương pháp truyền thống như ôn luyện, vấn đáp, phân tích, tổng hợp phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi và đối tượng dạy học.
- Chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường ngày càng cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước. Nhiều hội thi cấp huyện trong những năm gần đây đã có giải cao.
- Học ở trường PTDTBT THCS Trà Cang, học sinh còn được thầy cô giáo hướng dẫn tự học, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu trong phong trào “Tiếng trống học đêm”; tổ chức nhiều hoạt động giáo dục văn hóa, văn nghệ, TDTT phong phú, phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Chính trong môi trường tập thể có kỷ cương, sự quản lý của nhà trường và thầy cô giáo, các em được giao lưu văn hóa, biết chia sẽ giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau nên các em đã trưởng thành từng ngày, kỹ năng sống được rèn luyện, nhất là tính tự lập của học sinh được thể hiện rõ nét.
Tuy nhiên so với mặt bằng chung, tỉ lệ học sinh yếu vẫn còn cao, các em chưa có phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm đến kiến thức và khắc sâu kiến thức.
Bảng tổng hợp chất lượng giáo dục một số năm gần đây:
Hạnh kiểm:
Năm học
|
2014-2015
|
2015-2016
|
2016-2017
|
2017-2018
|
2018-2019
|
2019-2020
|
2020-2021
|
Tốt %
|
207 (65,7%)
|
300 (92%)
|
262 (86,2%)
|
274 (90,1%)
|
304 (90,7%)
|
294 (95,1%)
|
312(96%)
|
Khá %
|
98 (31,3%)
|
26 (8%)
|
42 (13,8%)
|
30 (9,9%)
|
31 (9,3%)
|
15 (4,9%)
|
14(4%)
|
TB %
|
10 (3,2%)
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Yếu %
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Cộng
|
315
|
326
|
304
|
304
|
335
|
309
|
326
|
Học lực:
Năm học
|
2014-2015
|
2015-2016
|
2016-2017
|
2017-2018
|
2018-2019
|
2019-2020
|
2020-2021
|
Giỏi %
|
1 (0,3%)
|
13 (4%)
|
17 (3,3%)
|
17 (5,6%)
|
27 (8,1%)
|
25 (8,1%)
|
19(5,8%)
|
Khá %
|
26 (8,3%)
|
93 (28,5%)
|
102 (23,4%)
|
102 (33,6%)
|
108 (32,2%)
|
101 (32,7%)
|
105(32,2%)
|
TB /%
|
241(76,5%)
|
220 (67,5%)
|
165 (67,4%)
|
156 (54,2%)
|
181 (54%)
|
174
|
193
|
Yếu, kém %
|
47 (14,9%)
|
0
|
20 (5,9%)
|
20 (6,6%)
|
19 (5,7%)
|
9
|
9 (2,8%)
|
Cộng
|
315
|
326
|
304
|
304
|
335
|
309
|
326
|
4. Cơ sở vật chất
- Cở sở vật chất được đầu tư khang trang, đầy đủ phòng học, các phòng chức năng.
- Tổng diện tích toàn trường: 12.549 m2;
- Phòng học văn hóa : 9 phòng;
- Phòng học bộ môn: 03 phòng;
- Phòng truyền thống: 01 phòng;
- 01 phòng làm việc Hiệu trưởng;
- 01 phòng làm việc Phó hiệu trưởng;
- Khu hiệu bộ gồm:
+ 01 phòng Hội trường;
+ 01 phòng tổ chuyên môn KHTN;
+ 01 phòng tổ chuyên môn KHXH;
+ 01 phòng Đoàn thể;
+ 01 phòng Văn thư – Lưu trữ;
+ 01 nhà vệ sinh cho CB,GV,NV;
- Phòng kho chứa thiết bị dùng chung: 01 phòng;
- Phòng máy vi tính: số lượng là 23 máy vi tính;
- Phòng ở nội trú học sinh: 17 phòng (bình quân 15,5 HS/phòng);
- 03 nhà vệ sinh cho học sinh;
- Khu nhà ăn, nhà bếp đang được thiết kế và xây dựng theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, diện tích 167 m2.
- Có mái che lối đi giữa các khu nhà trong trường;
- Các điều kiện phục vụ nuôi dưỡng và dạy học tương đối đầy đủ, sân trường có bóng mát, có cây xanh, quang cảnh sư phạm.
- Thư viện: Chuẩn quốc gia, có phòng đọc riêng; số đầu sách nhiều, đủ các loại, được bổ sung hàng năm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.
- Thiết bị, ĐDDH: Được trang bị tương đối đầy đủ theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu hiện đại và phù hợp.
- Hàng năm, nhà trường đều đầu tư sửa chữa CSVC đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt cho học sinh như sửa chữa hệ thống điện, nước, bàn ghế, giường tủ và các trang thiết bị phục vụ cho vui chơi giải trí, TDTT cho học sinh...vv.
5. Nhận định về điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục
a) Điểm mạnh
- Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong việc dạy và học và nuôi dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
- Tập thể nhà trường đoàn kết và thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tất cả đều đạt trình độ chuẩn.
- Giáo viên và học sinh và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước nên yên tâm trong công tác giảng dạy, học tập.
- Giáo viên và học sinh đều ở nội trú trong khuôn viên trường nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập tại trường, giao lưu văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, có điều kiện học tập tốt hơn nhất là phụ đạo, bồi dưỡng học sinh vào ban đêm.
- Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm nên môi trường sinh hoạt của học sinh bán trú tại trường luôn thân thiện, an toàn; học sinh ngoan, vâng lời, lễ phép; biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
- Giáo viên trẻ, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm với học sinh.
b) Điểm yếu
- Đội ngũ không ổn định, giáo viên cốt cán lâu năm thường luân chuyển về đồng bằng, đa số là giáo viên trẻ nên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Mặc dù nhà nước đã có những chế độ chính sách với giáo viên công tác ở trường chuyên biệt, nhưng vẫn khó tạo được sức hút đối với giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy.
- Đội ngũ nhân viên thiếu, giáo viên phải kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao
- Kết quả giáo dục và đào tạo của nhà trường qua từng năm tuy đã được nâng lên, nhưng so với chuẩn đánh giá của trường phổ thông cũng như trường chuẩn quốc gia còn thấp.
- Chất lượng học sinh đầu vào thấp, học sinh đều là con em các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội kém phát triển, nên ngôn ngữ, nhận thức của các em còn hạn chế, nhất là kiến thức xã hội; tâm lý tự ti, nhút nhát.
- Vì đời sống khó khăn, nên đa số phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học của con em nên việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để giáo dục học sinh còn khó khăn.
c) Hướng khắc phục
- Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng bài học theo hướng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong đánh giá phân loại viên chức, đề nghị các danh hiệu thi đua, chuẩn nghề nghiệp giáo để tạo động lực phấn đấu cho giáo viên, vừa là biện pháp để ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực. Xây dựng quy chế chuyên môn chặt chẽ, tăng cường công tác dự giờ thăm lớp để chấn chỉnh nề nếp chuyên môn nhà trường.
- Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá với quy hoạch hợp lý và mua sắm mới trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Duy trì và phát huy cảnh quan nhà trường khang trang – sạch – đẹp, tạo dựng môi trường an toàn và thân thiện.
- Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy theo bộ tiêu chuẩn đã quy định, có giải pháp định hướng thúc đẩy thông qua kiểm tra, đánh giá, tổng kết.
- Chủ động tham mưu cấp trên rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên cho các môn học và nhân viên phụ trách Văn thư, kế toán, thư viện, thiết bị dạy học…
II. Môi trường bên ngoài
1. Bối cảnh chung
- Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề Giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều đó đã thể hiện rõ chủ trương, chính sách của Đảng qua từng giai đoạn và hiện nay thì điều đó càng trở nên rõ nét hơn thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật như Điều lệ trường học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT; Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn …vv. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển giáo dục, tạo đà cho các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong việc định hướng chiến lược phát triển nhà trường.
2. Bối cảnh của huyện Nam Trà My.
-Giáo dục ở huyện Nam Trà My bậc THCS có 11 trường PTDTBT. Năm học 2020 – 2021 có 72 lớp với 2.378 học sinh .
- Chất lượng giáo dục của các trường PTDTBT ngày càng được nâng cao, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa dân tộc, tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho học sinh ... được đẩy mạnh. Các trường tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục đầy đủ, nghiêm túc, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh DTTS. Chất lượng giáo dục ngày càng đảm bảo vững chắc, kết quả xếp loại hạnh kiểm tốt và khá hàng năm học đều đạt trên 90%; tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao,
- CSVC tại các trường PTDTBT đều được bổ sung, nâng cấp, cải tạo, đầu tư thiết bị dạy học. Các trường thành lập mới được quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Các điều kiện đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường PTDTBT được tăng cường.
- Chế độ, chính sách của tỉnh hỗ trợ cho học sinh dân tộc ở các cấp học đã tạo điều kiện cho công tác giáo dục ở địa phương được ổn định và phát triển.
a) Cơ hội
- Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước; sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát, mạnh mẽ của Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh, UBND huyện, lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Nam và lãnh đạo Phòng GD&ĐT Nam Trà My đối với công tác giáo dục dân tộc cũng như công tác giáo dục trong các trường PTDTBT. Đã có những cơ sở pháp lý về hoạt động, chế độ chính sách đối với hệ thống trường PTDTBT, nhiều văn bản ra đời như:
+ Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/ 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được hội nghị trung ương 8 ( khóa XI) thông qua.
+ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”.
+ Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 25/4/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
- Uy tín và chất lượng giáo dục toàn diện ở trường PTDTBT đã được khẳng định, lãnh đạo và nhân dân địa phương tin tưởng, đây là niềm tin và động lực thúc đẩy sự nổ lực của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường.
b) Thách thức
- Đòi hỏi của xã hội đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trong khi các điều kiện để thực hiện và đảm bảo nâng cao chất lượng của trường còn hạn chế, nhất là cơ sở vật chất.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Trình độ dân trí địa phương còn thấp, đời sống nhân dân còn quá khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện, học tập của con em mình; giao hẳn trách nhiệm cho nhà trường. Nhiều cha mẹ còn thiếu thiện chí trong việc hợp tác để giáo dục.
- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức thanh thiếu niên, học sinh.
- Đối với học sinh người dân tộc thiểu số: Các em tiếp thu chậm, tự ti, ít chịu học bạn, không chịu khó và một phần còn có tính ỷ lại, trông chờ. Tình trạng học sinh bỏ học trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, đây là thách thức không nhỏ đối với nhà trường.
PHẦN B: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh
Xây dựng được nhà trường dạy và học có nề nếp - kỹ cương - đạt chất lượng cao để mỗi giáo viên và học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và kỹ năng ứng dụng.
2. Tầm nhìn
- Trường PTDTBT THCS Trà Cang hướng đến một trường học thân thiện và hạnh phúc với chất lượng giáo dục là ưu tiên hàng đầu, luôn đổi mới, phát triển nhà trường theo hướng “trường học hiện đại” để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và hội nhập quốc tế, được phụ huynh học sinh và học sinh tin cậy.
- Là nơi đào tạo học sinh thành những con người năng động, nhiệt tình trong công việc, yêu lao động, sống có trách nhiệm, lòng nhân ái, hoà nhập tốt trong cộng đồng.
- Phấn đấu là một trong những trường có nề nếp, có chất lượng khá tốt và ổn định, là bộ mặt giáo dục của xã, của huyện và là đơn vị trong top 5 trường cấp THCS có chất lượng giáo dục toàn diện của huyện.
3. Giá trị cốt lõi
- Đoàn kết - Trách nhiệm;
- Trung thực - Sáng tạo;
- Kỷ luật - Hợp tác - Chia sẻ;
- Công bằng - Khách quan;
- Tập trung vào kết quả và con người.
4. Phương châm hành động
- Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường.
PHẦN C: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung
Xây dựng trường PTDTBT THCS Trà Cang ngôi trường chuyên biệt với sự phát triển mạnh mẽ theo mô hình “trường học hiện đại” có môi trường thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục và giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, tiến tới đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm 2024.
- Tạo dựng được môi trường học tập, rèn luyện đạt chất lượng trong 5 trường có cấp THCS đứng đầu của huyện; xây dựng được thương hiệu nhà trường và luôn có được niềm tin của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Mục tiêu ngắn hạn
Duy trì và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp huyện, xây dựng thương hiệu, uy tín về chất lượng giáo dục cho nhà trường.
2. Mục tiêu trung hạn
Từ năm 2021 đến năm 2025, phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
- Nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn duy trì kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để đạt cấp độ 3, đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.
- Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 5 những trường có chất lượng cao trong huyện.
- Nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên.
3. Mục tiêu dài hạn
Từ năm 2025 đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
- Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 5 những trường có chất lượng cao trong huyện. Nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, bằng khen của UBND huyện trở lên.
- Duy trì công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.
PHẦN D: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. Chiến lược tổ chức - quản lí nhà trường: Thường xuyên đổi mới công tác quản lí để phù hợp từng thời điểm nhất định, ổn định đội ngũ quản lí để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
II. Chiến lược phát triển đội ngũ
2.1. Chiến lược xây dựng bộ máy trường học
a) Mục tiêu
- Cơ cấu tổ chức bộ máy theo Điều lệ trường học cơ sở, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT và Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
b) Yêu cầu
- Điều hành toàn bộ hoạt động của trường theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật Nhà nước, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
- Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí, thống nhất cao trong hoạt động.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn và cá nhân trong trường học.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động mang tính đặc thù của nhà trường, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
c) Chỉ tiêu
- Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường vi phạm pháp luật.
- Đảm bảo đủ biên chế về chức danh, vị trí việc làm; cơ cấu theo tổ, nhóm theo quy định của trường chuyên biệt.
- Các đoàn thể, tổ chức hoạt động đúng qui định của Pháp luật.
- Năm 2021 thành lập Chi bộ trường học độc lập.
2.2. Chiến lược phát triển đội ngũ
a) Mục tiêu
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ, có phong cách mẫu mực sư phạm; đoàn kết, tâm huyết với nghề, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau.
b) Nhu cầu về đội ngũ
- Nhu cầu về số lượng: Đủ về số lượng theo định mức biên chế của trường PTDTBT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Nhu cầu về chất lượng: Chuẩn về trình độ đào tạo, thành thạo về ngoại ngữ, tin học. Có tinh thần trách nhiệm cao với nhà trường với học sinh, thật sự yêu nghề, có tình thần học hỏi, cầu tiến.
c) Chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ
- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức theo Thông tư liên tịch số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
- Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Tận dụng chính sách luân chuyển của ngành và chính sách ưu đãi của trường chuyên biệt để thu hút giáo viên giỏi về công tác tại trường.
d) Giải pháp phát triển đội ngũ
- Tích cực tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các văn bản điều chỉnh hành vi liên quan đến với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường thông qua nhiều kênh khác nhau như: nghe thời sự, học tập chính trị, nghiên cứu văn bản pháp luật, qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi nói chuyện chuyên đề, qua hoạt động đoàn thể ...vv.
- Động viên, khích lệ tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của từng thành viên đối với nhà trường và học sinh.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo, năng lực theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ theo các chương trình tiên tiến.
- Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng, tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng thu nhập hàng năm; động viên, khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến trong hoạt động của nhà trường.
- Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, phân loại giáo viên để có hướng bồi dưỡng phù hợp cũng như bố trí công việc hợp lý và hiệu quả.
- Quan tâm bồi dưỡng và phát triển quần chúng ưu tú đứng vào tổ chức Đảng.
e) Hệ thống chỉ tiêu
- Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn về nghề nghiệp và có trên 90% trên chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính, có chứng chỉ A tin học, biết ứng dụng CNTT vào công việc được giao; có trên 90% số tiết giáo viên sử dụng CNTT, phần mền công nghệ vào dạy học.
- Mỗi tổ chuyên môn đều có trên 20% đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều thành thạo tiếng nói dân tộc Xê-đăng.
III. Chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục
1. Chiến lược phát triển giáo dục
a) Mục tiêu phát triển giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, sức khỏe, bản sắc văn hoá dân tộc; tích cực đầu tư xây dựng nhà trường theo hướng thân thiện, chuẩn hoá và hiện đại hoá; phấn đấu đến năm 2024 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Phát triển chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, bao gồm đạo đức, tri thức, kỹ năng sống, năng lực tư duy, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần tạo nguồn cán bộ người dân tộc có năng lực cho địa phương.
- Quy mô và loại hình giáo dục: Mở rộng qui mô trường lớp, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng kinh tế xã hội khó khăn được học ở trường PTDTBT.
b) Cơ cấu, nội dung, chương trình giáo dục
- Nội dung giáo dục: Bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
- Phương pháp giáo dục: Theo hướng hiện đại, phù hợp xu thế phát triển, đổi mới và sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
- Chương trình giáo dục: Theo khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đạt, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
- Đánh giá kết quả giáo dục: Cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học theo các văn bản Bộ GD&ĐT và các cấp quản lý ban hành.
- Thúc đẩy việc học Tiếng Xê-đăng đối với mỗi Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
- Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
- Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
c) Giải pháp thực hiện
- Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.
- Chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nội dung, kế hoạch, chương trình dạy học phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Tập trung huy động và duy trì số lượng, hạn chế bỏ học, yếu kém và lưu ban; định hướng và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập tích cực có sự hỗ trợ của phương tiện CNTT và sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tổ chức đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng; công khai việc đánh giá xếp loại hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường, kiên quyết không để xảy ra bạo lực học đường.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo vệ uy tín, xây dựng thương hiệu của nhà trường.
- Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề; phối hợp với trường Trung cấp nghề dân tộc Nam Giang hướng nghiệp cho học sinh.
- Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, ngăn chặn kịp thời các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường.
d) Hệ thống chỉ tiêu
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, được công bố công khai.
- Đến năm học 2025 - 2026 trường có 12 lớp - 370 học sinh.
- Học sinh bỏ học dưới 3,0%.
- Tỉ lệ chuyên cần trên 95%.
- 100 % học sinh sau TN THCS đều tiếp tục được vào học ở các trường THPT, trường nghề hoặc trở về địa phương vận dụng được kiến thức vào lao động, sản xuất.
2. Đảm bảo chất lượng
a) Các điều kiện đảm bảo chất lượng
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường PTDTBT đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả.
- Tạo bước chuyển biến mới trong phương pháp dạy và học dựa trên các hoạt động tự chủ, tích cực của học sinh gắn với hoạt động của giáo viên.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục nhà trường; tuyên truyền trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
b) Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng
- Đổi mới công tác quản lý, tiếp tục hoàn thiện các văn bản nội bộ về thể chế, chính sách phù hợp hơn và hiệu quả hơn; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ và đề cao trách nhiệm của các tổ, bộ phận và cá nhân trong nhà trường.
- Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của nhà nước và xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chỉ đạo sử dụng có hiệu quả trong giảng dạy, tạo ra môi trường học tập tốt để thu hút học sinh học tập; tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày để giảm áp lực học tập cho học sinh.
- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông nhằm đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh, coi đây là một trong các giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra nội bộ có chiều sâu; tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở hàng năm để kịp thời cải tiến nội dung, phương pháp quản lý dạy học phù hợp, hiệu quả.
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho dữ liệu giáo án điện tử, khai thác và sử dụng hộp thư điện tử cá nhân…vv. Động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tự học để sử dụng được máy tính, khai thác các phần mềm phục vụ cho công việc, tạo điều kiện để cá nhân mua sắm máy tính.
- Tận dụng lợi thế về học sinh bán trú ở lại trường để tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém, tổ chức tự học để nâng dần chất lượng dạy học một cách bền vững.
- Tập trung huy động và duy trì số lượng, hạn chế bỏ học, yếu kém và lưu ban; định hướng và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập tích cực có sự hỗ trợ của phương tiện CNTT và sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường, phân công giáo viên chủ nhiệm 2 hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm 1 trong quản lý học sinh.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu với các trường PTDTBT có bề dày kinh nghiệm và thành tích để học hỏi, xây dựng mô hình giáo dục cho nhà trường phù hợp với thực tiễn.
c) Các hoạt động đảm bảo chất lượng
- Định kỳ rà soát, đánh giá lại kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi
mới giáo dục.
- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục; phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
- Tôn vinh các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, cựu học sinh, PHHS đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của trường.
d) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu
- Chất lượng học tập
+ Tỷ lệ học sinh giỏi trên 4% ;
+ Tỷ lệ học sinh khá trên 35% ;
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém dưới 5% ;
+ Có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 8,9 hàng năm;
+ Tỉ lệ lên lớp thẳng đạt trên 95%.
- Chất lượng đạo đức
+ Hạnh kiểm khá, tốt: Đạt 95% trở lên;
+ Hạn chế hạnh kiểm trung bình;
+ Hạnh kiểm yếu không quá 2% .
3. Các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác
a) Các yêu cầu
- Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, lối sống, văn hóa trong giao tiếp ứng xử; phòng chống tai nạn thương tích, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
- Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc địa phương.
- Nâng cao thể chất, thể trạng, sức khỏe học sinh.
b) Các giải pháp
- Tăng cường các hoạt động TDTT, VHVN, giao lưu, tham quan, học tập.
- Trau dồi kiến thức xã hội, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Tổ chức nhiều hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong học sinh.
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, Pháp luật Nhà nước; công tác bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, tiết kiệm chống lãng phí...vv.
c) Hệ thống chỉ tiêu
- Phấn đấu 100% học sinh được tham gia các họat động ngoại khóa, hướng nghiệp, các hoạt động do đoàn thể và địa phương tổ chức.
- Mỗi học sinh biết chơi ít nhất một môn thể thao.
- Tổ chức tham quan, học tập cho học sinh 01 lần/ năm.
- Duy trì tổ chức hoạt động giao lưu, học tập, các hoạt động mang bản sắc văn hóa dân tộc địa phương như “ngày hội các trò chơi dân gian”, “ hội thi ẩm thực dân tộc”; "đêm hội cồng chiêng"; duy trì và cải tiến nội dung hoạt động hội trại, văn nghệ, TDTT và các hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
- 100% học sinh am hiểu về một số nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Xê-đăng như ẩm thực, lễ hội, cồng chiêng...vv.
IV. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đảm bảo xây dựng ngôi trường khang trang, hiện đại; đầy đủ trang thiết bị dạy học, ăn ở và vui chơi giải trí. Cảnh quan sư phạm, sạch đẹp, không có tệ nạn và các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và hình ảnh nhà trường.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng nhà đa năng, đầu tư có trọng điểm để hiện đại hóa các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, nhà nội trú, nhà ăn, khu vui chơi thể dục thể thao của học sinh.
b) Nhu cầu về cơ sở vật chất
- Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học, Quy chế hoạt động của trường PTDTBT và các điều kiện đảm bảo phục vụ cho việc dạy học và nuôi dưỡng.
- Đủ diện tích đất sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt, vui chơi, giải trí.
- Diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đen đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn.
- Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, thư viện với đầy đủ trang thiết bị, tài liệu hỗ trợ cho dạy học và nghiên cứu.
- Có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây xanh, bóng mát.
- Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.
- Hệ thống nước đạt chuẩn vệ sinh, đủ nước cho sinh hoạt của học sinh nội trú.
c) Giải pháp thực hiện
- Huy động nguồn lực của xã hội, của cá nhân tham gia vào việc phát triển của nhà trường.
- Tham mưu với các cấp: Huyện ủy, UBND, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đầu tư kinh phí nâng cấp, sữa chữa một số hạng mục xuống cấp, hư hỏng như nhà nội trú học sinh, tường rào, nhà vệ sinh; xây dựng mới nhà đa năng, phòng truyền thống.
- Tăng cường công tác lao động vệ sinh trường lớp, xây dựng cảnh quang môi trường, chú trọng việc xử lý rác thải, nhà vệ sinh công cộng.
- Kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp; huy động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh đóng góp vật chất và tinh thần xây dựng nhà trường.
d) Hệ thống chỉ tiêu
- Các phòng học, phòng làm việc, nhà ăn, phòng phục vụ được trang bị các thiết bị đạt chuẩn theo qui định.
- Các phòng học bộ môn được nâng cấp trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
- Xây dựng nhà đa năng và hoàn thiện sân bãi TDTT, khu vui chơi, các sân bóng; tăng cường các công trình cây xanh, cây cảnh, tạo mỹ quan trường học; đầu tư các phương tiện truyền thông, thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ.
- Phòng ở nội trú học sinh được nâng cấp đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu, qui mô phát triển trường lớp 350 học sinh nội trú.
- Hệ thống điện, nước phải đảm bảo cho học sinh sinh hoạt, mở rộng hệ thống nước tự chảy.
- Mở trang Webside để phục vụ giảng dạy và quản lý nhà trường.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”, đạt chuẩn “ trường học thân thiện – học sinh tích cực”, “ trường học hạnh phúc”
PHẦN E: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến kế hoạch
- Chiến lược được sự phê duyệt của cơ quan chủ quản.
- Chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; đến cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm tới nhà trường.
- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường đều phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục.
- Ban lãnh đạo nhà trường triển khai việc thực hiện chiến lược sau khi đã được phê duyệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo, đồng thời phải điều chỉnh chiến lược sau từng giai đoạn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
2. Xây dựng lộ trình
- Giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2023): Xác lập nề nếp kỷ cương đánh giá theo các chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2023 - 2024): Nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thiện cơ sở vật chất. Khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường. Phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia mức 2, đăng ký đánh giá ngoài của công tác kiểm định chất lượng.
- Giai đoạn 3 (từ 2024 – 2025): Thực hiện các sứ mệnh và các giá trị cơ bản của nhà trường, tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh có kỷ cương nền nếp, có chất lượng cao để mỗi cán bộ giáo viên và học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.
3. Phân công thực hiện và Quy định trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân
a) Đối với Hiệu trưởng
- Phổ biến, triển khai chiến lược tới từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Tổ chức thực hiện chiến lược.
- Thành lập ban kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể.
b) Đối với Phó hiệu trưởng
- Theo nhiệm vụ được phân công giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; đề xuất những giải pháp tốt để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả hơn.
c) Đối với các Đoàn thể
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động công đoàn viên, đoàn viên thanh niên và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
d) Đối với Tổ trưởng chuyên môn
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên.
- Tìm ra các nguyên nhân, đề ra các giải pháp tư vấn thúc đẩy các thành viên thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
e) Đối với cá nhân giáo viên, nhân viên
- Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường xây dựng kế hoạch làm việc của cá nhân theo nhiệm vụ được phân công, phù hợp với đối tượng dạy học và tình hình thực tế trường học.
- Tìm ra các giải pháp để thực hiện kế hoạch đã xây dựng.
- Tổ chức đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm qua mỗi năm thực hiện.
- Tư vấn đề xuất các giải pháp đối với tổ chuyên môn, với ban lãnh đạo trong việc thực hiện chiến lược của nhà trường.
h) Đối với học sinh
- Không ngừng học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của nhà trường, khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt, có định hướng tương lai, rèn luyện kỹ năng sống để hòa nhập tốt với cuộc sống.
g) Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện chiến lược; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục.
- Cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân; tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu của chiến lược.
- Liên hệ mật thiết với nhà trường, chuyên tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện trong môi trường giáo dục ở trường học và trưởng thành trong xã hội.
PHẦN G: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trên đây là kế hoạch Chiến lược phát triển trường PTDTBT THCS Trà Cang giai đoạn 2021-2025. Đề nghị cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường theo dõi và thực hiện đảm bảo.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD ĐT Nam Trà My (để b/c);
- UBND xã Trà Cang(để b/c);
- Hội đồng SP nhà trường (để thực hiện);
- Hội PHHS trường (để phối hợp);
- Lưu VT.
DUYỆT CỦA ĐỊA PHƯƠNG
DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………