Chi tiết tin

Sáng 20.5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về đề án sắp xếp lại trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành GD-ĐT tỉnh đến năm học 2024 - 2025.

Sáng 20.5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về đề án sắp xếp lại trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành GD-ĐT tỉnh đến năm học 2024 - 2025.http://baoquangnam.vn/

Sáng 20.5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về đề án sắp xếp lại trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành GD-ĐT tỉnh đến năm học 2024 - 2025.
Phường An Mỹ (Tam Kỳ) vẫn chấp nhận phương án bố trí 2 trường tiểu học là Võ Thị Sáu và Kim Đồng do số lượng học sinh quá đông. Ảnh: X.P
Phường An Mỹ (Tam Kỳ) vẫn chấp nhận phương án bố trí 2 trường tiểu học là Võ Thị Sáu và Kim Đồng do số lượng học sinh quá đông. Ảnh: X.P

Giảm nhiều trường, lớp

Theo ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD-ĐT, toàn tỉnh hiện có 745 trường, 1.607 điểm trường với hơn 323.000 học sinh (HS). Số lượng biên chế giao năm 2020 toàn ngành là 22.754 nhưng mới sử dụng 19.878, còn 2.876 biên chế chưa sử dụng. Trên thực tế số cán bộ, giáo viên, nhân viên, kể cả biên chế và hợp đồng, đang làm việc tại các cơ sở giáo dục là 21.664 người, vẫn thiếu 1.090 người so với biên chế giao.

Kết quả sau 2 năm triển khai sắp xếp trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên (bắt đầu từ năm học 2018 - 2019), toàn tỉnh giảm được 38 trường, 178 điểm trường, 649 lớp, 253 cán bộ quản lý, 1.106 giáo viên, 105 nhân viên. Mục tiêu đặt ra đến năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh sẽ giảm 47 trường, 235 điểm trường, 753 lớp, 1.288 giáo viên so với năm học 2017 - 2018.

Liên quan đến công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Sở GD-ĐT đang tích cực chuẩn bị để tham mưu UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo, hội đồng thi và các ban chức năng liên quan đến công tác tổ chức kỳ thi như ban coi thi, sao in, làm phách… Năm nay toàn tỉnh có gần 18.000 HS dự thi, dự kiến bố trí 55 điểm thi với 770 phòng thi tại các huyện, thị xã, thành phố.

“Để thực hiện được mục tiêu này, giải pháp được đưa ra là giảm cán bộ quản lý (cấp phó hiệu trưởng), bố trí nhân viên kiêm nhiệm trong từng trường. Riêng giáo viên phải bố trí đủ định biên lớp theo quy định. Về mạng lưới trường, lớp sắp xếp theo hướng mỗi xã, phường, thị trấn 1 trường mầm non công lập, 1 trường tiểu học công lập. Đối với bậc THCS và THPT giữ ổn định như hiện nay” - ông Quốc phân tích.

Theo ông Lưu Tấn Lại - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, tỉnh giao tổng biên chế 22.754 cho Sở GD-ĐT và các địa phương chứ không giao cụ thể theo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Hiện đã tuyển dụng 19.878 biên chế và con số chưa sử dụng 2.876 biên chế là rất lớn. Để sắp xếp trường lớp, trên cơ sở đó bố trí đội ngũ hợp lý, nên có quy định sĩ số HS/lớp tối thiểu, tránh tình trạng chẻ lớp, nhiều lớp số HS quá ít.

Khó quy định sĩ số học sinh/lớp

Ông Võ Đăng Thể - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT cho rằng, quy định mức tối thiểu số HS/lớp chung cho cả tỉnh rất khó, ngay cả địa bàn huyện cũng bị vướng mà phải tùy thuộc từng địa phương, trường học cụ thể. Thực tế trong đề án đã có chi tiết về sắp xếp từng trường, điểm trường, lớp. Việc sắp xếp trường lớp, đội ngũ sau năm học 2020 - 2021 sẽ chỉ do tăng HS còn cơ bản đã sắp xếp ổn định sau 2 năm triển khai trước đó.

Ông Nguyễn Bá Hảo - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT chia sẻ, đặc thù của cấp tiểu học là điểm lẻ nhiều nên quy định sĩ số HS/lớp tối thiểu không giải quyết được bài toán thực tế. Còn Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT - bà Nguyễn Thị Mỹ Liên nói, thực tế khu vực nội thị hiện nay sĩ số HS đã vượt ngưỡng; nhưng vùng núi, có nơi cả 3 độ tuổi vẫn dưới 20 trẻ, thậm chí chỉ có 7 - 9 trẻ vẫn phải mở 1 lớp.

“Chưa có đề án nào công phu, kéo dài từ 2018 đến nay, Sở GD-ĐT cùng Sở Nội vụ, các địa phương bàn bạc nhiều lần. Hiện nay thiếu giáo viên quá nhiều và kéo dài, có trường hợp giáo viên bị đau, hiệu trưởng và nhân viên phải đứng lớp khiến cho phụ huynh phản ứng” - bà Liên nói.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân, khó khăn hiện nay là Sở GD-ĐT chỉ quản lý THPT còn các địa phương quản lý THCS, tiểu học và mầm non. Vì vậy, Sở Nội vụ phải tích cực cùng Sở GD-ĐT hoàn thành đề án để sớm báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Trong đó, cần tập trung phân tích thực trạng trường lớp, biên chế đội ngũ. Về các giải pháp, một số xã, phường, thị trấn, khu vực đông dân cư có thể bố trí 2 trường tiểu học công lập; trường THPT bố trí tối đa 2 phó hiệu trưởng, nhân viên các trường học bố trí kiêm nhiệm để giảm biên chế theo chủ trương chung. Đối với sĩ số HS/lớp, không quy định tối thiểu, thay vào đó xác định bình quân theo từng cấp học ở đồng bằng, THPT và THCS 38 - 40 HS/lớp, tiểu học 28 - 30 HS/lớp để các địa phương dễ thực hiện. Riêng các địa phương miền núi, cấp học mầm non không quy định bình quân mà tùy theo thực tế.

“Sắp xếp trường, lớp, đội ngũ không phải bằng mọi giá mà mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng biên chế đội ngũ hiệu quả. Vì vậy, thời gian tới tiếp tục thực hiện triển khai sắp xếp theo đề án mà các huyện, thị xã, thành phố xây dựng báo cáo UBND tỉnh” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân nhấn mạnh.

Tác giả: XUÂN PHÚ.

Nguồn tin: http://baoquangnam.vn/

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG
Địa chỉ: Thôn 5 xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại :